General

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.

Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,… Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Activities


06h00: Xe và HDV đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Làng cổ Đường Lâm - ngôi làng đầu tiên được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc Gia - là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân cho đất nước như: Phùng Hưng, Ngỗ Quyền… Đến Đường Lâm, Quý khách tham quan, chụp ảnh cổng làng, Đình Mông Phụ. Đặc biệt, Quý khách sẽ được vào thăm ngôi nhà cổ nhất tồn tại hơn 400 năm vừa mới được Nhật Bản trùng tu lại nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính và giá trị của nó.
Đoàn tiếp tục hành trình thăm chùa Mía - được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, do bà chúa Mía xây dựng. Chùa thờ Phật và thờ bà Chúa Mía. Trong chùa hiện nay có 287 pho tượng, với một kiến trúc độc đáo, rất phong phú và sinh động, trong đó có những pho là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng như tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm, tượng Bát Bộ Kim Cương, tượng Thập Bát La Hán…

Trưa: Quý khách dùng bữa tại nhà hàng.

Chiều: Sau khi dùng bữa trưa, Quý khách tiếp tục lên đường tới Đền Và - Đền thờ thần Tản Viên Sơn Thánh, người được dân gian tôn là một trong những “Tứ Bất Tử”, gắn liền với Truyền thuyết “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” mà bản chất của nó là công cuộc chinh phục, cải tạo đồng bằng của người Việt Cổ.

16h00: Quý khách lên xe trở về Hà Nội, trên đường đi đoàn dừng chân nghỉ ngơi và mua những đặc sản của vùng như: sữa bò, sữa dê và các sản phẩm làm từ sữa về làm quà cho người thân và bạn bè.
Về đến điểm hẹn, chia tay Quý khách. Kết thúc chương trình

GIÁ CHO 01 KHÁCH DU LỊCH : 490.000 VND / 1 khách.
( Áp dụng cho đoàn 20 khách trở lên)

GIÁ BAO GỒM:
Xe điều hoà loại tốt theo chương trình
Ăn 01 bữa theo chương trình (120.000đ/người/bữa)
Vé thắng cảnh tại các điểm tham quan, nước uống, khăn giấy trên xe.
Hướng dẫn viên suốt tuyến
Bảo hiểm du lịch, mức bồi thường tối đa 10 triệu đồng/người.

GIÁ KHÔNG BAO GỒM:
Điện thoại, giặt là, các chi phí cá nhân khác ngoài chương trình
Đồ uống trong các bữa ăn. Thuế VAT (10%)

Lưu ý với trẻ em:
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí, bố mẹ tự lo ăn ngủ cho bé. Đối với gia đình có 2 em bé dưới 5 tuổi thì em bé thứ hai sẽ được tính 50% giá người lớn.
Trẻ em từ 6 - 09 tuổi: Tính 50% giá người lớn
Trẻ em 10 tuổi: Tính giá như người lớn

Giá tour có thể thay đổi theo từng thời điểm cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thông tin đầy đủ

Điểm tham quan trong Tour Làng Cổ Đường Lâm - Chùa Mía - Đền Và 1 ngày:

1. Làng cổ Đường Lâm:

Đường Lâm là một xã thuộc TP. Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60km. Xã Đường Lâm hiện tại có 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh, và Văn Miếu thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt được Nhà nước trao tặng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006.

Làng cổ ở Đường Lâm mang giá trị của một làng Việt cổ ở vùng Châu thổ sông Hồng và đây được xem như một “Bảo tàng lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp”. Hầu hết các nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt vẫn được còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Không gian văn hóa làng cổ ở Đường Lâm hợp thành những công trình sở hữu chung của cộng đồng như đình, chùa, đền miếu, nhà thờ họ, hàng trăm ngôi nhà cổ hài hòa với cảnh quan thiên nhiên ở vùng đồi gò thấp bán sơn địa. Các gia đình ở đây đều còn bảo lưu được những phong tục tập quán của cư dân nông nghiệp trong viêc ứng xử với tổ tiên (qua việc bài trí bàn thờ gia tiên) và nếp sống của nông dân theo kiểu gia đình lớn (ba, bốn thế hệ chung sống trong một mái nhà). Ngoài các công trình kiến trúc nghệ thuật như chùa Mía, đình Mông Phụ (thế kỉ XVIII) cùng các ngôi đình, miếu, nhà thờ dòng họ trong xã, làng cổ Đường Lâm còn giữ được nhiều ngôi nhà cổ mang đặc trưng nhà ở dân gian vùng châu thổ sông Hồng.

Hiện ở làng Mông Phụ có khoảng 100 nhà cổ, làng Cam Thịnh có 17, làng Đoài Giáp có 8, làng Phụ Khang có 13 ngôi nhà cổ. Đây đều là những ngôi nhà có nét tiêu biểu về kiến trúc, vật liệu chính là gỗ, đá ong, lợp ngói ri… với ngoại thất và nội thất còn giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc ban đầu có niên đại hàng trăm năm. Hầu hết các nhà ở Đường Lâm đều có cổng, tường rào, sân, vườn, bình phong, nhà chính, nhà phụ, khu bếp, chăn nuôi… mang đặc trưng của nhà vùng đồng bằng Bắc Bộ, không còn được thấy nhiều ở các làng xã khác trong tỉnh. Không chỉ có vậy mà rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng cũng được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Đó là di chỉ khảo cổ Bến Mả (Văn Miếu) thuộc thời đại Đá mới, là các di tích thờ các vị anh hùng dân tộc với 7 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và 1 di tích xếp hạng cấp tỉnh như: đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh …

2. Chùa Mía:

Toạ lạc nơi miền đất 2 vua Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội; từ lâu chùa Mía không chỉ được biết đến là nơi thể hiện tín ngưỡng phạt giáo của người dân khắp nơi trong cả nước. Ngôi chùa này còn được mọi người biết đến là ngôi chùa có nhiều tượng Phật cổ, nghệ thuật nhất Việt Nam và gìn giữ nhiều hiện vật quý báu mang giá trị lớn về nghệ thuật và lịch sử.
Từ chợ Mía , bước qua cổng Tam quan để vào chùa mọi người mới cảm thấy như bước vào một thế giới khác, trái ngược hoàn toàn với cảnh xô bồ, tấp nập ngoài kia. Mảnh sân trước chùa có những cây đa cổ thụ tạo cho không chỉ đem lại cho chùa 1 không gian mát mẻ, thoáng đãng mà còn khoác lên chùa chiếc áo trầm mặc, cổ kính và linh thiêng.

Phía trong ngôi chùa cổ là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được sắp xếp theo cấu trúc “Nội công ngoại quốc” trông rất bề thế. Dãy hành lang sắp xếp theo hình chữ “Mục” khiến ban thờ này nối tiếp ban thờ kia. Những người vào tham quan sẽ không phải quay lưng vào bất cứ ban thờ nào.

Điều đặc biệt khiến chùa Mía khác những ngôi chùa bình thường không chỉ bởi tuổi đời của chùa mà còn ở số lượng tượng phật nghệ thuật khổng lồ ở đây. Chùa có đến 287 pho tượng lớn nhỏ, hầu hết những bức tượng đều có từ khi thành lập chùa. Mỗi bức tượng là 1 câu chuyện ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người, dân tộc Việt Nam.

Trong 287 bức tượng đó là 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng làm bằng đất nung được sơn son thếp vàng. Tất cả những bức tượng đều mang giá trị lớn về nghệ thuật. Đặc biệt có bức tượng “Thích Ca nhập niết bàn” là một bức tượng thuộc loại quý hiếm, ít thấy trong các chùa ở miền Bắc cũng như cả nước.

Ngoài tượng “Thích ca nhập niết bàn”, chùa còn có bộ 8 pho tượng “Bát Bộ Kim Cương” được làm hoàn toàn bằng đất luyện. Mỗi bức tượng miêu tả tư thế của 1 vị võ tướng đang ở trong tư thế chuẩn bị chiến đấu trừ tà và bảo vệ pháp luật. Miêu tả ngoại hình, tinh thần của những người đầy khí phách, tinh thần thượng võ một cách đầy sống động, đường nét nên bộ tượng “Bát Bộ Kim Cương” đã được coi là điển hình nghệ thuật của tượng Phật.
Dọc theo các dãy hành lang còn có nhiều bức tượng nghệ thuật đặc sắc khác. Có thể kể đến là tượng “Phật Tuyết Sơn”, tượng “Quan Âm Tống Tử”…Tất cả các bức tượng dưới bàn tay nghệ nhân chạm khắc một cách mềm mại, trau chuốt đều diễn tả được một cách sống động tính cách của từng nhân vật. Gây ấn tượng lớn đối với khách tham quan.

Không chỉ có nhiều pho tượng Phật nghệ thuật, chùa Mía còn mang theo suốt quá trình lịch sử những hiện vật giá trị.

Tầng trên Tam quan là chiếc chuông lớn đúc từ năm Cảnh Hưng thứ 6( 1745) và 1 chiếc khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Tiếp đến là tòa tháp “Cửu Phẩm Liên Hoa”. Tòa tháp này được xây dựng để thờ vọng Xá lị đức phật. Bên cạnh đó, ngọn tháp cũng được những người xây dựng gửi gắm ước muốn được gìn giữ, phát triển nét văn hóa của làng quê.

Điều đặc biệt nhất là trong chùa còn có một tấm bia đá rất đẹp, cao 1,6m; rộng 1,2m và được đặt trên lưng một con rùa. Tấm bia đá được khắc năm 1634, nói về việc trùng tu chùa năm 1632. Tại tấm bia đá này cũng lưu trữ nhiều tài liệu quý báu mang giá trị lịch sử lớn lao của ngôi chùa.

Với kiến trúc độc đáo và những tác phẩm điêu khắc có giá trị, chùa Mía đã được bộ Văn hóa - thể thao và du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Về chùa Mía vào dịp không có lễ hội, không thấy được cách tổ chức nghi lễ mang đậm nét văn hóa của con người miền Bắc. Không gặp được những người vẫn nhiệt tình kể vanh vách những câu chuyện truyền thuyết, văn hóa và tín ngưỡng. Nhưng về đây, dưới sự trầm mặc, uy nghi và đầy cổ kính của chùa Mía, chúng tôi không phải mang nhiều nuối tiếc với những gì đã được chiêm ngưỡng ở ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa này.

3. Đền Và

Đền Và nằm cách trung tâm thị xã Sơn Tây chừng 2 km. Đền còn có tên gọi là Đông Cung, thuộc phường Trung Hưng. Từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ khu vực đền toạ lạc trên một quả đồi thấp được bao bọc bởi hàng trăm cây lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi cùng hàng chục loài cây lấy gỗ khác bốn mùa xanh tươi.
Quả đồi thấp này có hình con rùa đang bơi ra phía mặt trời mọc. Xung quanh đền là những cánh đồng – nơi được tưới mát bởi dòng sông Hồng và sông Tích huyền thoại. Đền Và là nơi thờ có quy mô lớn nhất trong gần 200 di tích ở vùng xứ Đoài thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn – một trong tứ bất tử của người Việt (cùng Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh).
Thánh Tản Viên Sơn được ví là vị Đệ Nhất phúc đẳng thần, con rể của Vua Hùng thứ 6, chồng của Công chúa Ngọc Hoa, người đã có công lớn giúp dân đánh thắng giặc nước Thuỷ Tinh bằng những trận thuỷ chiến ác liệt hiện vẫn còn rất nhiều dấu tích ở dải sườn phía đông núi Ba Vì. Ngoài ra, Ngài còn dạy nhân dân tìm cách chống hạn để cứu mùa màng, tìm ra lửa, dạy nhân dân múa hát, đánh cá…

Đền có diện tích 2000m2, nằm trong khuôn viên 8000m2, được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, mang đậm bản sắc kiến trúc phương đông. Quần thể đền Và gồm các công trình như: Nghi Môn, lầu Cô Chín, sân Long hoá, Gác Chuông, Gác Trống, Tả - Hữu mạc, Tiền Tế, Thượng Điện, Hậu Cung, Nhà kho, Nhà kiệu. Các hạng mục công trình được sử dụng các loại vật liệu quý như gỗ lim, gạch đá ong, gạch Bát Tràng, ngói mũi ri. Nhiều linh vật quý được trang trí như: bộ tứ linh (long – ly – quy – phượng), tứ quý (tùng – cúc – trúc – mai), hoa sen, hoa lan; các bức trạm bong, trạm nổi cách điệu, thể hiện bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ, lòng thành kính của muôn triệu người Việt với các bậc Thánh nhân tiên tổ.

Trải qua mấy thế kỷ, đền Và qua 3 lần tu sửa lớn: 1829 (đời Vua Minh Mạng thứ 10) – sửa mang tính chất tu tạo, năm 1902 (đời Vua Thành Thái thứ 14) – sửa chữa mang tính chất đại tạo và năm 1932 (đời Vua Bảo Đại thứ 7) – sửa chữa mang tính chất tu tạo. Hiện trong đền lưu giữ nhiều di vật quý, gồm 18 đạo sắc phong, 18 bức hoành phi, 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 biển gỗ, 5 bản thần tích, 47 câu đối được viết trên vách, cột, trên gỗ và trong ngọc phả, 6 pho tượng cổ.

Lễ hội ở đền diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17 tháng Giêng âm lịch, Cứ 3 năm 1 lần – năm âm lịch (Tý – Ngọ – Mão – Dậu), chính quyền địa phương và nhân dân hai vùng: Sơn Tây – Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) mở hội chính, có rất đông nhân dân của 8 làng, khu phố tham gia. Lễ hội đền Và được coi là lễ hội vùng lớn nhất. Ngày rước kiệu Thánh qua sông Hồng, mọi người nhất là người già và trẻ nhỏ ở những nơi đoàn rước đi qua thường chui qua kiệu để lấy phước cầu may; các đình trên đường rước lập đàn nghênh lễ; các gia chủ cũng chuẩn bị mâm lễ trước cửa để nghênh đón.

Di tích lịch sử văn hoá đền Và đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1964. Đền Và cùng với Thành cổ Sơn Tây, quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã trở thành điểm đến  hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi về thăm vùng đất Sơn Tây – trung tâm của xứ Đoài xưa nói riêng và một nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến nói chung.

Available departures

Select your tour date using the calendar below to book this tour.

Today
Selected
Available
Unavailable

We are sorry, there are no reviews yet for this tour.