Kinh nghiệm đi rừng cho các bạn thích du lịch bụi

Du lịch qua rừng không đơn giản như bạn nghĩ, hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng và nghe chia sẻ kinh nghiệm hay của những người đi trước dưới đây nhé.
Hướng dẫn chi tiết Độ khó: Trung bình

1.Những đồ dùng cá nhân chuẩn bị

– Một bộ áo quần theo kiểu quân đội. Loại này vải dày vừa giữ mồ hôi làm mát cho cơ thể vừa giúp ta không bị các loại dây gai rừng làm trầy xước.

– Mũ tai bèo vành mềm. Không nên đội các loại mũ vành cứng vì sẽ gây khó khăn trong việc len lỏi qua những bụi rậm

– Giày bata đế cao su nhọn. Tác dụng tránh trơn trượt; 01 bình xịt gián hoặc muỗi; 01 con rựa nhỏ + 01 con dao con; 01 chiếc võng + 1 miếng ni-lông (2m x 1,5m; 01 đèn chiếu sáng (loại dùng pin); vài cục Pin con Ó: có tác dụng để sạc điện thoại hoặc làm nhiều thứ liên quan đến chiếu sáng; 01 bộ áo mưa; 01 bao ni-lông loại lớn.

2.Đồ dùng cho cả đoàn

Rựa lớn: Dùng để chặt cây to hoặc đi kiếm củi; Tấm bạt: đủ rộng; Dây thừng: dây rừng rất nhiều nhưng nên chuẩn bị sẵn để phòng trường hợp xảy ra bất trắc có cái dùng ngay.

3.Chuẩn bị ăn uống:

Không nên đem quá nhiều thứ lỉnh kỉnh. Tốt nhất chỉ gạo, mắm, muối, dầu, thịt, cá (hộp), ít nghệ tươi, cà phê. Ít bát, chén. Đặc biệt không thể thiếu 1 – 2 cái xoong. Lên rừng thiếu xoong thì chỉ có chết đói trở về. Trừ trường hợp bạn biết nấu cơm bằng ống giang của người dân tộc

4.Thuốc y tế

Thuốc đau bụng, cảm sốt, bông băng, sát trùng, kim chỉ y tế (nếu bạn biết khâu vết thương)…

Túi y tế du lịch.

Vài khúc xăm (ruột) xe để nhóm lửa (rất có tác dụng khi rừng vừa trải qua cơn mưa).

Vài củ tỏi. (tác dụng nói phần sau).

Một số rủi ro cần đề phòng

1.Nỗi “kinh hoàng” từ con vắt (miền Trung, Nam gọi là con sên)
Loài này hút máu tương tự như đỉa nhưng ở trên cạn, nấp dưới tán lá mục. Khi ngửi thấy hơi người chúng sẽ tấn công âm thầm, rất khó nhận biết. Với con trai thì không đáng sợ lắm nhưng với các bạn gái thì đây là “ác mộng”.

Cách ngừa: Dùng bình xịt muỗi xịt quanh ống quần từ đầu gối trở xuống.

Cách cầm máu khi đã bị cắn: xé chút giấy thấm nước bọt (nước miếng) đậy lên vết thương, máu sẽ cầm ngay.

2.Nguy hiểm từ rắn
Nơi tập trung, nghỉ ngơi nên giã tỏi hòa với nước rắc xung quanh như cái vòng của Tôn Ngộ Không vẽ bảo vệ Tam Tạng vậy.

Nếu bị rắn cắn nên buộc ca-rô theo hướng dẫn của y tế và xuống núi ngay lập tức. Tốt nhất nên mổ 1 đường nhỏ tại vết thương và hút nọc độc ra.

3.Nguy hiểm về thiên nhiên
Cắm trại ở gần sông, suối thì nên cẩn thận khi tắm rửa, giặt giũ. Tuyệt đối không được lai vãng trên đỉnh các ngọn thác, rất dễ tai nạn.

Nếu trời mưa, dù to hay nhỏ cũng phải di chuyển lên cao. Vì ở rừng, lũ về rất bất chợt và cực kỳ nguy hiểm. Nếu trời không mưa mà thấy nước tự nhiên chuyển qua màu đùng đục, có lá mục trôi xuống thì cũng nên di chuyển lên cao. Vì đó là báo hiệu có thể lũ sắp về.

4.Nguy hiểm từ con người
Đi rừng rất dễ gặp các “đồng chí” lâm tặc. Bạn cũng có thể sa vào bẫy thú rừng, hoặc gặp thuốc nổ, châm điện ở các suối lâm tặc dùng bắt cá. Lâm tặc thường làm lán ở lại lâu ngày và đa số rất bặm trợn. Nên tránh xa lán, trại của họ. Nếu có đụng mặt thì chỉ cười, nói xã giao vài ba câu rồi đi. Không phải ai cũng xấu nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.

5.Lạc rừng
Đi rừng rất dễ bị lạc. Nếu như không có người dẫn đường ta nên đi theo đường mòn của dân đi củi, làm gỗ. Hết đường mòn thì dừng lại, cắm trại, sinh hoạt.

Nếu lạc thì tìm đến sông suối và đi theo hướng nước chảy thể nào cũng về dưới xuôi. Vừa khỏi chết khát, vừa tìm người để thuê họ dẫn về.

Leave a Reply

Note: Comments on the web site reflect the views of their authors, and not necessarily the views of the bookyourtravel internet portal. Requested to refrain from insults, swearing and vulgar expression. We reserve the right to delete any comment without notice explanations.

Your email address will not be published. Required fields are signed with *

*
*